Hiện nay, số ca mắc dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng ở trẻ nhỏ đang tăng cao. Thời tiết nắng nóng kéo dài xen kẽ các đợt mưa lớn đan xen là thời điểm thuận lợi khiến cho các dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trên diện rộng. Đây là hai dịch bệnh nguy hiểm cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời đặc biệt là ở trẻ nhỏ, bệnh tình có thể trở nặng thậm chí tử vong.


Triệu chứng điển hỉnh của sốt xuất huyết và tay chân miệng

Do có nhiều dấu hiệu lâm sàng khá tương đồng, lại diễn ra đồng thời, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nên bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết có thể khiến phụ huynh nhầm lẫn, bối rối khi nhận biết.

Phân biệt dấu hiệu khác nhau giữa sốt xuất huyết và tay chân miệng

  1. Sốt:

Dấu hiệu sốt trong bệnh sốt xuất huyết rất khác biệt. Đó là một dạng sốt cao liên tục, nhiệt độ lên tới trên 39 độ C hoặc trên 40 độ C.

Bệnh nhi uống thuốc hạ sốt, đặt thuộc hạ sốt đường hậu môn, lau mát...song nhiệt độ hạ chỉ một chút thôi rồi sốt lại. Sốt xuất hiện đột ngột ngay ngày đầu tiên của bệnh. Có một số bệnh nhân sau 2 ngày bị sốt cao thì sốt đột ngột giảm nhanh cũng giống như khi nó đột ngột đến. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ phải cảnh giác thấy nhiệt độ giảm đột ngột là có thể bệnh của bé đang chuyển nặng, cần kịp thời đưa đến bệnh viện.

Còn bệnh tay chân miệng thì thường không sốt hoặc sốt nhẹ trong những ngày đầu. Nhiệt độ thường không quá 38,3 độ C. Nếu như mấy ngày đầu sốt nhẹ, bỗng dưng vài ngày sau bé sốt cao trên 40 độ C hoặc 41 độ C, sốt liên tục trên hai ngày mà không có cách nào hạ sốt được thì đó là giai đoạn bệnh tay chân miệng chuyển sang nặng hơn, trung tâm điều hòa thân nhiệt bị tổn thương nghiêm trọng, các bậc cha mẹ nên đưa bé vào bệnh viện ngay lập tức.

  1. Phát ban da

Nốt đỏ trên da hay gọi là phát ban của 2 bệnh đều có thể xuất hiện, nhưng diễn biến nốt ban sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng thì rất khác nhau.

Ban đỏ trên da của bệnh sốt xuất huyết xuất hiện muộn hơn bệnh tay chân miệng vài ba ngày.

Ban đỏ của bệnh sốt xuất huyết: thường bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ ba trở đi với tình trạng xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có dạng chấm hoặc mảng màu đỏ và nổi bật hơn trên cánh tay, chân và mặt.

Ban đỏ trên da của bệnh nhân tay chân miệng xuất hiện sớm trong vòng một hoặc hai ngày kể từ khi bắt đầu sốt, các đốm nhỏ màu đỏ nhanh chóng chuyển thành mụn nước. Các mụn nước thường xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ, chứa đầy chất lỏng trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết và tay chân miệng

  1. Phòng ngừa sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy mọi người nên chú ý các điều sau để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh:

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng: Chọn các loại thuốc chống côn trùng đã được đăng ký với Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) như DEET, Picaridin, IR3535, OLE, PMD, 2-Undecanone.
    Sử dụng công cụ tìm kiếm của EPA để chọn loại thuốc phù hợp với nhu cầu và tình hình cụ thể của bạn.
  • Mặc áo dài tay và quần dài: là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ da khỏi muỗi và các côn trùng đốt. Đặc biệt, bạn có thể phun permethrin 0,5% lên quần áo và dụng cụ để tăng cường khả năng chống côn trùng.
  • Đặt lưới chống muỗi và côn trùng.
  • Thường xuyên kiểm tra các vật chứa nước, phát quang bụi rậm quanh nhà, phá bỏ các nơi ẩn trú của muỗi.
  1. Phòng ngừa tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh dễ lây lan, nhất là trong những môi trường có đông người như trường học, nhà trẻ và cộng đồng. Để ngăn ngừa lây nhiễm, cha mẹ nên thực hiện các bước đơn giản sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn. Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách, không gãi các vết phồng rộp.
  • Khi trẻ đang mắc bệnh thì không nên cho trẻ đi học vì có thể lây nhiễm chéo cho các bạn.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng: Vi-rút có thể tồn tại trên tay và khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ hãy luôn giữ tay trẻ sạch sẽ và tránh chạm vào khu vực nhạy cảm như mắt, mũi và miệng.
  • Vệ sinh và khử trùng: Hãy thường xuyên dọn dẹp và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như đồ chơi của trẻ, sàn nhà, quần áo, tay nắm cửa... Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và vi-rút có thể gây bệnh, giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của mọi người

    CỬA HÀNG MINH PHƯƠNG - VẬT TƯ THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ Y TẾ 

    Địa chỉ: 105E2 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
    Shopee: minhphuongtbyt 
    Fanpage: thietbiyteminhphuong 
    Website: thietbiyteminhphuong.com 
    Điện thoại:  0904016188